Thực phẩm có chứa độc tố tự nhiên là gì?
Thực phẩm có chứa độc tố tự nhiên là loại thực phẩm mà bản thân thực phẩm có sẵn những độc tố. Những độc tố này không bị phân hủy bởi nhiệt độ. Khi vào cơ thể gây độc cho các tế bào, nội tạng, biểu hiện bằng các triệu chứng nặng nề về thần kinh (mất cảm giác, vận động, co giật, hôn mê), về tim mạch (mạch nhanh, tăng hay hạ huyết áp, loạn nhịp tim) và suy hô hấp dẫn đến tử vong nhanh (như tím tái, khó thở, ngừng thở).
Những “sát thủ” từ đại dương và dấu hiệu nhận biết:
Viện Hải dương học Nha Trang đã liệt kê khoảng 39 loài có thể gây ra ngộ độc sinh vật biển thậm chí là tử vong phổ biến xuất hiện ở các vùng biển tại Việt Nam. Cụ thể trong danh sách này thì có 22 loài cá, 1 loài bạch tuộc, 2 loài họ ốc, 3 loài cua, 1 loài sam và 10 loại họ rắn biển. Bên cạnh đó là 2 loại cá nước ngọt sống tại một số tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long.
1. Con đường gây ngộ độc sinh vật biển
Thông thường thì con người có thể bị tổn thương bởi các loài sinh vật này theo hai cách:
- Thông qua đường ăn uống (tiêu hóa);
- Thông qua phản ứng tự vệ của loài này khi "vô tình" chạm phải khiến chúng giải phóng ra nọc độc qua việc chích, cắn, gai độc,...
2. Danh sách nhóm sinh vật biển cực độc theo Viện Hải dương học Nha Trang:
2.1 Nhóm cá độc:
Theo thống kê có 5 loài thuộc nhóm cá có thể gây ra ngộ độc sinh vật biển. Trong cá nóc, độc tố được tìm thấy ở nhiều cơ quan với hàm lượng khác nhau theo thứ tự trứng -> tinh sào -> gan -> ruột -> da -> thịt.
Có 5 đại diện cá nóc độc bao gồm:
- Cá nóc răng mỏ chim (Lagocephalus inermis)
- Cá nóc tro (Lagocephalus lunaris)
- Cá nóc vằn mặt (Torquigener brevipinnis)
- Cá nóc chấm son (Torquigener gallimaculatus)
- Cá nóc chuột vằn mang (Arothron hispidus).
Trong số 5 loài kể trên thì cá nóc chấm son và cá nóc chuột vằn là hai loài có độc tố mạnh nhất.
Ảnh: Một số loài cá nóc
Đặc điểm quan trọng để nhận biết và phân biệt với các loài cá khác là cá nóc không có vây bụng và các vây đều không có gai cứng. Vây lưng và vây hậu môn nằm đối diện hoặc gần đối diện với nhau và chúng nằm cách xa vây ngực, gần với vây đuôi. Vây đuôi thường tròn hoặc bằng hoặc lõm nông (trừ cá nóc ba răng có vây đuôi chẻ sâu). Cá nóc không có khe mang, mang chỉ là lỗ mang và ngay sau lỗ mang là gốc vây ngực. Thân cá nóc không có vảy. Cá nóc nhím có gai sắc nhọn như lông nhím. Cá nóc hòm có lớp giáp cứng liên kết thành hình hộp bao quanh cơ thể. Miệng cá nóc bé nhưng răng khoẻ; xương hàm và xương gần hàm gắn liền với nhau thành mỏ cứng thích nghi với các loài thức ăn có vỏ cứng. Cá nóc không có xương sườn và các xương dăm ở phần thịt. Dạ dày cá có thể co dãn và ở nhiều loài cá nóc có thể hút được nhiều nước hoặc không khí để làm phồng tròn bụng lên như quả bóng.
Cá nóc phân bố chủ yếu ở vùng biển cận nhiệt đới và nhiệt đới, ở nước mặn nhiều hơn nước ngọt.
2.2 Ngộ độc so biển:
- Mô tả:
Con so biển rất dễ bị nhầm lẫn với sam biển nhưng có kích thước nhỏ hơn. Kích thước dài nhất là 20 - 25 cm không tính chiều dài đuôi.
Màu sắc vỏ là màu xanh nâu đậm
Khác với sam biển thì con so không có gờ mặt lưng ở đuôi.
Gai trên lưng sam dài hơn và nhiều hơn loài so. Trên cơ thể con sam có nhiều khoanh tròn chạy dọc từ đầu đến đuôi. Đuôi Sam có tiết diện hình tam giác, ba cạnh kéo dài đến tận cuối đuôi, ở đỉnh tam giác có các gai nhọn giống như lưỡi cưa. Ngược lại đuôi So có tiết diện hình tròn hoặc hình trứng, không có gai. Sam thường đi theo cặp, con đực hay bám trên lưng con cái. Tuy nhiên cần lưu ý nếu vào mùa sinh sản, không phải chỉ có Sam đi theo cặp mà So cũng rất có thể đi cặp với nhau.
Nơi sinh sống: chủ yếu là các vùng sình lầy ở ven bờ Vịnh Bắc Bộ, ven bờ miền Trung và Nam bộ.
Khi có các biểu hiện ngộ độc sau khi ăn uống thực phẩm nghi có độc tố tự nhiên, phải ngừng ngay không ăn nữa. Khẩn trương gây nôn cho bệnh nhân để tống hết thức ăn ra ngoài. Có thể gây nôn bằng cách uống đầy nước rồi móc họng, ngoáy vào họng. Lưu ý, chỉ gây nôn khi bệnh nhân tỉnh và không gây nôn nếu là trẻ em, vì dễ bị sặc. Sau khi gây nôn nên uống một tuýp than hoạt tính, uống oresol bù điện giải. Nếu bị co giật và ngừng thở, ngừng tim phải cấp cứu khẩn bằng cách hà hơi thổi ngạt và ép tim. Nếu hôn mê, để bệnh nhân nằm đầu thấp, nghiêng về một bên để phòng chất nôn sặc vào phổi. Sau khi sơ cứu, khẩn trương đưa người bị ngộ độc đến bệnh viện để xử lý tiếp. Cần mang theo thức ăn nghi ngờ gây ngộ độc, chất nôn hoặc phân để giúp bác sĩ chẩn đoán và điều trị nhanh hơn.
Phòng tránh ngộ độc thực phẩm có độc tố tự nhiên có trong thủy hải sản
1. Không ăn cá nóc, bạch tuộc đóm xanh, so biển, sam biển dưới bất kỳ hình thức chế biến nào (đun sôi, cá khô, sấy, mắm,…)
2. Không uống mật các loại cá.
Người dân nên tự bảo vệ mình để tránh hậu quả đáng tiếc./.