KHẨU HIỆU TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG CÚM GIA CẦM
- Không kinh doanh, giết mổ gia cầm; không ăn thịt gia cầm bệnh, chết, không rõ nguồn gốc để tránh bị lây nhiễm dịch cúm gia cầm cho gia đình và cộng đồng.
- Sử dụng sản phẩm gia cầm an toàn, không ăn tiết canh gia cầm, gia súc hoặc động vật hoang dã.
- Người tiêu dùng chỉ sử dụng sản phẩm gia cầm đã qua kiểm dịch của cơ quan thú y; nấu chín kỹ trước khi dùng và không sử dụng tiết canh.
- Người dân tích cực tham gia phòng, chống dịch Cúm gia cầm là bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cho cộng đồng.
- Không sử dụng gia cầm, sản phẩm của gia cầm không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch.
- Không mua, bán, vận chuyển, giết mổ gia cầm trái phép và không kinh doanh sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch của cơ quan thú y.
- Khuyến khích giảm đàn đối với các hộ chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ không đảm bảo điều kiện chăn nuôi và vệ sinh thú y.
Tại các quận huyện Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Quận 12 có thể thêm:
- Người chăn nuôi gia cầm (gà, ngan, vịt, ngỗng) từ 20 con trở lên phải kê khai hoạt động chăn nuôi với địa phương và đảm bảo điều kiện chăn nuôi theo quy định. (Điều 54 và 55 Luật Chăn nuôi)
- Khi phát hiện có gia cầm bệnh, chết phải cách ly và báo ngay cho chính quyền địa phương, cơ quan thú y. Không bán chạy hoặc vứt xác gia cầm ra môi trường làm lây lan dịch bệnh. (Luật Thú y và và Phụ lục 15 của Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT, 31/5/2016)
KHẨU HIỆU TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI
- Chủ nuôi chó, mèo phải thực hiện kê khai với chính quyền địa phương và tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo định kỳ mỗi năm một lần.
(Luật Chăn nuôi, Luật Thú y và Phụ lục 15 của Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT, 31/5/2016)
- Nuôi chó, mèo phải đăng ký với chính quyền địa phương; đảm bảo điều kiện vệ sinh; không làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, môi trường và tiêm phòng bệnh Dại cho vật nuôi theo quy định. (Luật Chăn nuôi, Luật Thú y và Phụ lục 15 của Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT, 31/5/2016)
- Nuôi chó phải nhốt trong nhà, khi đưa chó ra nơi công cộng phải có dây dẫn, rọ mõm và có người dẫn theo quy định. (Luật Chăn nuôi, Luật Thú y và Phụ lục 15 của Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT, 31/5/2016)
- Khi nuôi chó mèo phải đăng ký với Ủy ban nhân dân phường xã để theo dõi tình hình nuôi và tiêm phòng bệnh Dại cho vật nuôi;
- Khai báo với Trạm Chăn nuôi và Thú y địa phương khi đưa chó mèo từ nơi khác về nuôi chưa được tiêm phòng bệnh Dại hoặc chó con từ một tháng tuổi trở lên sinh ra từ mẹ chưa được tiêm phòng bệnh Dại để được hướng dẫn tiêm phòng vaccin Dại kịp thời;
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không tiêm phòng vắc xin phòng Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng.
(Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ và Nghị định số 04/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ)
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi Không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng. (Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ và Nghị định số 04/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ).
- Khi bị chó, mèo cắn, cào phải đến ngay cơ quan y tế để được tiêm phòng.
KHẨU HIỆU TUYÊN TRUYỀN TRONG CÔNG TÁC TIÊM PHÒNG GIA SÚC
- Tiêm phòng cho gia súc là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh cho vật nuôi.
- Tiêm phòng các bệnh cho gia súc theo quy định là trách nhiệm và quyền lợi của người chăn nuôi.
- Tiêm phòng các bệnh cho gia súc theo quy định là biện pháp phát triển chăn nuôi an toàn, hiệu quả, bền vững.
- Tiêm phòng bệnh Dại cho chó, mèo là bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
- Công tác tiêm phòng bệnh Dại cho chó, mèo hằng năm, trong đó, tập trung tiêm phòng vào tháng 3 đến tháng 4 và tiêm phòng bổ sung thường xuyên theo lứa tuổi cho chó, mèo trên địa bàn Thành phố theo đúng quy định;